Tết mừng lúa mới, lễ hội của người Cơ Tu mà không có tiếng trống, tiếng chiêng, không có tiếng tù và là không xong. Trai gái yêu nhau, giận hờn nhau đều trải lòng qua tiếng đàn, tiếng sáo.
Ngôn ngữ của âm nhạc luôn là cầu nối văn hóa cho mọi dân tộc. Mỗi nền văn hóa có những loại hình âm nhạc đặc biệt và không bị giới hạn về không gian...
TT - Gần hai năm sau ngày Tổ chức Kỷ lục châu Á trao chứng nhận “Cậu bé mù chơi được nhiều nhạc cụ nhất”, chúng tôi có dịp gặp lại Bùi Ngọc Thịnh (14 tuổi), cậu bé mù khoe: “Bây giờ em đã có 14 người bạn rồi đấy!”.
Trong không gian hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, các hoạt động diễn ra trong Lễ hội Khèn Mông huyện Đồng Văn lần thứ II vừa qua, đã phản ánh đậm nét độc đáo của bản sắc văn hóa nơi đây. Những bài khèn, điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng tại khu Phố Cổ khiến người xem thích thú như chìm vào không gian của một xứ sở vùng cao huyền bí.
Mã la”, “mả la” hay “ma la” là cách gọi theo tiếng dân tộc Kinh về nhạc cụ gõ bằng đồng của dân tộc Raglai. Có thể vì loại nhạc cụ này thường được sử dụng nhiều trong lễ bỏ mả (bỏ ma) nên được gọi là ma la, sau này gọi trại đi thành mã la? Còn người Raglai gọi mã la là “char”, là một loại chiêng không có núm, người Ê đê gọi là chiêng bằng.