Rượu cần là loại rượu phổ biến Tây Nguyên. Uống rượu cần là một phong tục và nét văn hóa của đồng bào dân tộc . Rượu cần là một thức uống quý được dùng để đãi khách hoặc chỉ được sử dụng trong các dịp lễ hội.
Tên gọi rượu cần:
Loại rượu này là một loại đặc sản của Tây Nguyên, đặc sản ở đây vừa có ý nghĩa là sản phẩm đặc trưng vùng miền mà nó còn đặc biệt ở cách thưởng thức và dùng nó.
Loại rượu của núi rừng Tây Nguyên này được thưởng thức bằng một dụng cụ đặc biệt gọi là “cần”. Nhắc đến rượu cần nó không chỉ có ý nghĩa là một thức uống có cồn men mà nó là một nền văn hóa có ý nghĩa về tinh thần, tâm linh và gắn liền với phong tục và tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên. Rượu cần còn có tên là “lảu kép” (rượu trấu), “lảu bẳng” (rượu ống), “lảu co” (rượu cây) “lảu xá” ( rượu vỏ trấu), “lảu xả” (rượu của người Xá, dân tộc Khơ mú, loaị rất đậm ngọt.
Cách chế biến rượu cần Tây Nguyên :
Để làm được một hũ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối, dứa, củ mài và một số loại cây, củ, quả khác cùng men rượu. Vỏ trấu và chum đựng, cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp) đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm 3-54 giờ đồng hồ. Đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt sạch, để nguội, trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu) 1/2 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi). Ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5-7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hoà nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.
Văn hóa rượu cần Tây Nguyên:
Rượu cần là một sản phẩm đặc sản Tây Nguyên mà nó còn là một đặc sản đại diện cho văn hóa của đồng bào dân tộc,rượu cần được uống ở trong các dịp lễ hội bên điệu nhảy, bên lời ca trong tiếng cồng chiêng và tiếng suối reo. Qua chóe rượu người ta xích lại gần nhau hơn, thương yêu đùmg bọc nhau hơn. Rượu cần là một nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc và chỉ có ở núi rừng Tây Nguyên.
Chính vì lẻ đặc biệt đó mà cách thức và thứ tự uống củng đặc biệt, khi “thầy cúng” làm lễ xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau, chủ nhả, ” thầy cúng”, anh hoặc em bà chủ nhà, người già… nếu có khách thì chủ nhà uống xong sẽ mời khách. Đều đặc biệt là cần rượu được truyền tay từ người uống trước đến người uống sau và không bao giờ thả cần rượu khỏi tay, cần rượu rời khỏi tay là thất lễ với chủ nhà.
Đặc sản nổi tiếng mang hương vị của núi rừng và bản sắc dân tộc đến với quý khách thông qua sản phẩm Rượu Cần một nét đặc trưng của dân tộc và đồng bào Tây Nguyên
Nguồn tin: dacsannoitieng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn